Công nghệ thông tin đã thay đổi thương mại điện tử như thế nào?

Tầm ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến người mua hàng trực tuyến không chỉ đang phát triển trên diện rộng mà còn ở tốc độ nhanh đến chóng mặt. Đã qua rồi cái thời người tiêu dùng còn đắn đo rằng có nên mua hàng trực tuyến hay không. Ngày nay, công nghệ thông tin cho phép khách hàng theo dõi sát sao tình trạng đơn hàng và đa dạng hoá kênh tương tác với nhà cung cấp.

Những xu hướng này, dù ít hay nhiều, đều ảnh hưởng đến bức tranh toàn cảnh: Khi công nghệ thông tin thay đổi mối quan hệ giữa người mua - người bán, cả hai đối tượng này đều sở hữu cơ hội mới. Người tiêu dùng dễ dàng truy cập đến các công cụ so sánh giá, tìm sản phấm thay thế, cửa hàng địa phương hay chuyên trang cung cấp giải pháp giá rẻ. Trong khi đó, nhà bán lẻ có thể nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu.

Dưới đây là 5 cách mà công nghệ thông tin đang thay đổi “sân chơi” mang tên thương mại điện tử.

Sự bùng nổ của ứng dụng di động

 

Ứng dụng di động cho phép doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng, vượt qua giới hạn của kiểu kinh doanh truyền thống. Thương hiệu chẳng cần phải mòn mỏi chờ đợi khách bước vào cửa tiệm hay bị thôi thúc bởi một tờ rơi / bảng quảng cáo nào đó ( mà xác suất này thì vô cùng thấp).

Ngày nay, chúng ta tìm thấy khách hàng ở khắp mọi nơi. Ngay cả khi chưa có nhu cầu chi tiêu, người dùng vẫn có thể được tiếp cận. Ứng dụng bán hàng hiện diện ngay trên điện thoại di động, nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của một thương hiệu nhất định; hay nói cách khác là một lựa chọn nhất định. Bên cạnh đó, tính năng tương tác theo định vị, gửi tin nhắn đến người dùng cũ, còn giúp nâng cao tỷ lệ khách hàng trung thành.

Tăng nhận diện thương hiệu

Sức mạnh của tiếp thị qua email đang dần được củng cố bởi tính năng thông báo trên điện thoại di động. Những tính năng và ứng dụng này cho phép nhà tiếp thị thu hút sự chú ý của khách hàng, theo cách đơn giản và hiệu quả nhất. Nếu như trước đây, những email quảng cáo thường xuyên bị bỏ qua hay nằm yên rầu rĩ trong hộp thư “spam” thì hiện nay, chúng chễm chệ xuất hiện ngay trên màn hình chính của người dùng. Nhà cung cấp cũng thường xuyên làm mới ứng dụng, để cập nhật tin tức bán hàng, khuyến mãi mới nhất cho người tiêu dùng.

Cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng

Bất kỳ người dùng nào cũng thích trải nghiệm có tính liên quan cao. Đó chẳng phải là điều chi mới mẻ. Tin vui là công nghệ thông tin đang đưa ra tiêu chuẩn cho quá trình này. Cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng là chiến lược tiếp thị bắt - buộc - phải - có, nếu như doanh nghiệp muốn mở rộng nhóm khách hàng trung thành. Sự xuất hiện của nhân viên chăm sóc khách hàng “ảo” trên các websites thương mại điện tử là để đảm bảo rằng dịch vụ tự động không gây gián đoạn.

Nhiều doanh nghiệp trực tuyến nhận ra rằng họ cần nâng cấp công nghệ, để thoả mãn những tiêu chuẩn cá nhân hoá này. Điều này đồng nghĩa với việc đa dạng hoá kênh cung cấp dịch vụ. Từ website thương hiệu, email, Facebook, Twitter đến Instagram, tất cả đều được dùng vì lợi ích tăng tương tác với người mua hàng.

Khách hàng thích dịch vụ giao nhận nhanh và giá rẻ

“Tiện lợi” là yếu tố quyết định sự thành công của toàn ngành thương mại điện tử. Tuy nhiên, yếu tố này lại đang mâu thuẫn với một tiêu chí khác, cũng quan trọng không kém là “giá rẻ”. Dễ hiểu thôi! Chúng ta đâu thể nào buộc một anh chàng shipper giao hàng ngay trong ngày với giá thấp.

Công nghệ thông tin đã sẵn sàng giải quyết khó khăn này rồi. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng trong tương lai gần, dịch vụ giao nhận hàng sẽ được thực hiện bởi các phương tiện giao thông tự động hoặc máy bay điều khiển từ xa. Kẻ tiên phong, trong việc hiện thực hoá ý tưởng này, không ai khác chính là Amazon. Vậy nên khách hàng hoàn toàn có quyền hy vọng về một tương lai tươi sáng. Còn bây giờ, tất cả những gì thương hiệu có thể làm là dùng dịch vụ giao nhận kiểu truyền thống với chi phí thấp nhất có thể thôi.

Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ

Nhìn chung, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nhỏ trong ngành này là hết sức khả quan. Ví dụ như thương hiệu trẻ Etsy và Shopify đã đủ sức đối đầu với các “đại gia” như Walmart hay Target.

Điện thoại di động mở ra cánh cổng khám phá thương hiệu mới cho người dùng. Không quá lời nếu bảo rằng ngay cả cửa hàng đồ cũ ở cuối xóm cũng có thể phát triển website và cạnh tranh với bạn bè quốc tế.

Hộ kinh doanh gia đình không phải là đối tượng duy nhất được lợi. Khởi nghiệp là xu hướng mang tầm vóc quốc gia, phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Công nghệ lưu trữ đám mây, mạng xã hội, smartphone đảm bảo tốc độ phát triển nhanh của doanh nghiệp trẻ. Tuyệt vời nhất là chúng ta hoàn toàn có thể khởi nghiệp ngay tại nhà mình.

Nhìn chung, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nhỏ trong ngành này là hết sức khả quan. Ví dụ như thương hiệu trẻ Etsy và Shopify đã đủ sức đối đầu với các “đại gia” như Walmart hay Target.

Điện thoại di động mở ra cánh cổng khám phá thương hiệu mới cho người dùng. Không quá lời nếu bảo rằng ngay cả cửa hàng đồ cũ ở cuối xóm cũng có thể phát triển website và cạnh tranh với bạn bè quốc tế.

Hộ kinh doanh gia đình không phải là đối tượng duy nhất được lợi. Khởi nghiệp là xu hướng mang tầm vóc quốc gia, phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Công nghệ lưu trữ đám mây, mạng xã hội, smartphone đảm bảo tốc độ phát triển nhanh của doanh nghiệp trẻ. Tuyệt vời nhất là chúng ta hoàn toàn có thể khởi nghiệp ngay tại nhà mình.

Bài viết được dịch từ entreupreneur.com.