Đem lại hệ sinh thái tiêu dùng cho người dân Việt
Một nghiên cứu của iPrice cho thấy chỉ có 6% các sản phẩm tại Việt Nam được mua với mức giá rẻ nhất đến từ các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất. Tâm lí e ngại về chất lượng sản phẩm chính là yếu tố khiến người tiêu dùng chỉ chi tiền cho các thương hiệu bán lẻ trực tuyến nước ngoài. Khảo sát của Q&Me cũng cho thấy, người tiêu dùng Việt có tần suất sử dụng các trang mua sắm nước ngoài như Lazada (54%) hoặc Facebook (43%) nhiều nhất. Sự thiếu hụt một nền tảng bán hàng B2C trực tiếp chính là thách thức và cũng đồng thời là cơ hội dành cho doanh nghiệp Việt.
Caganu cũng là một trong những doanh nghiệp thương mại điện tử có hoài bão chinh phục thị trường Việt. “Chúng tôi hoạt động giống mô hình Amazon, là nhà bán hàng trực tiếp. Trong suốt 3 năm qua, chúng tôi đã tập trung xây dựng hệ thống kỹ thuật hiện đại, đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong những năm tiếp theo. Mục tiêu của Caganu là tới năm 2019, tập đoàn sẽ phát triển lên thành một hệ sinh thái tiêu dùng cho tất cả người dân Việt Nam” ông Nguyễn Quang Huy, CEO của Caganu phát biểu về định hướng phát triển trong thời gian tới.
Cũng từng được đề cử là Amazon của Việt Nam, Tiki là một trong những doanh nghiệp thương mại điện tử hiếm hoi đầu tư vào hệ thống kho bãi. Chia sẻ về bí quyết thành công với Cafebiz, ông Trần Ngọc Thái Sơn, Tổng Giám Đốc của Tiki từng cho biết. "Tỉ lệ Khách hàng hài lòng và sẵn sàng trở thành "đại sứ thương hiệu" cho Tiki đã giúp lượng đơn hàng tăng 3-4 lần trong 1 năm qua”
Thị trường thương mại điện tử Việt vẫn còn cần nhiều thời gian để phát triển đến độ chín muồi. Google và Temasek dự đoán thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á sẽ trở thành ngành công nghiệp 200 tỉ đô vào năm 2025 . Hiển nhiên, tiềm năng phát triển của thương mại điện tử Việt cần đến sự đóng góp và nỗ lực của các doanh nghiệp nội địa trong việc xây dựng hệ sinh thái cũng như đào tạo và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các startup cùng lĩnh vực.
Danh sách các doanh nghiệp thắng giải thưởng iEMA 2016
Hạng mục iPrice Special Award
- BloomThis
- Althea
- BMS Organics
Doanh nghiệp thắng giải chung cuộc : Bukalapak
Doanh Nghiệp Thương Mại Điện Tử Được Yêu Thích Nhất Của Năm 2016
- Indonesia : Bukalapak
- Malaysia : Lazada
- Philippines : Lazada
- Singapore : Tech2Cool
- Thái Lan : Advice
- Việt Nam : Alovendor
Doanh Nghiệp Thương Mại Điện Tử Chất Lượng Cao Của Năm 2016
- Indonesia : Mazaya
- Malaysia : Livlola
- Philippines : Starmobile
- Singapore : Tech2Cool
- Thái Lan : Advice
- Việt Nam : Alovendor
Doanh nghiệp thắng giải và các doanh nghiệp lọt vào vòng chung khảo sẽ nhận được giấy chứng nhận và e-badge trên website thương mại điện tử của họ. Doanh nghiệp thắng hạng mục iPrice Special Award và hạng mục The Absolute Winner of iEMA 2016 sẽ nhận được một cúp thuỷ tinh danh giá tại lễ trao giải. Đồng thời, sản phẩm của các doanh nghiệp lọt vào vòng chung khảo sẽ được đăng trên vị trí đặc biệt của iPrice trên toàn thể khu vực Đông Nam Á và bản thân doanh nghiệp sẽ nhận được 3 tháng sử dụng miễn phí sản phẩm của UseInsider.
Về iPrice Group
iPrice Group là bộ máy tìm kiếm liên hợp, nơi người mua sắm có thể tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá và tiết kiệm với các ưu đãi tuyệt vời. iPrice liên tục kết nối người mua sắm với hàng trăm doanh nghiệp thương mại điện tử trong khu vực. Kể từ tháng 10 năm 2014, nền tảng này được thiết lập xuyên suốt bảy thị trường: Malaysia, Indonesia, Singapore, Vietnam, Thailand, Philippines và Hong Kong. iPrice hoạt động trong ba lĩnh vực: điện tử tiêu dùng, thời trang và làm đẹp, coupon và ưu đãi.
Theo Brands Vietnam